Để làm việc tại Nhật Bản

Joboh Samurai > Thông tin hữu ích >Để làm việc tại Nhật Bản

Để làm việc tại Nhật Bản

Flowchart lên đến mời làm việc, tham gia

Những điều cần chuẩn bị

Tôi nghĩ rằng có nhiều lý do cho những người muốn làm việc ở Nhật Bản, nhưng trước khi quyết định hãy thử hỏi mình như dưới đây.

◎Tôi có thật sự muốn làm việc ở Nhật Bản không?

◎Tại sao mình lại muốn làm việc ở Nhật Bản?

◎Mình có tin rằng kinh nghiệm làm việc ở Nhật Bản sẽ giúp ích cho tương lai không?

◎MÌnh có chắc chắn rằng dù có việc gian khổ hay khó khăn lớn, cũng có thể vượt qua được không?

Ngoài ra, hãy nghĩ đến việc các công ty Nhật Bản sẽ yêu cầu cái gì đó với người mang quốc tịch nước ngoài như bạn.

◎Năng lực tiếng Nhật (nếu là công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần cả năng lực tiếng Anh)

◎Tinh thần dễ tiếp cận, có thể làm quen với văn hóa và khí hậu Nhật Bản.

◎Có năng lực nếu bạn là người nước ngoài

Chuẩn bị để tìm việc

Trong các công ty của Nhật Bản, nếu tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, về cơ bản sẽ vào công ty làm việc từ ngày 1 tháng 4. Thời kì tìm việc đã được qui định hàng năm, nên bạn hãy chuẩn bị để không bị muộn. Vậy thì, cụ thể, từ khi nào, và bạn nên làm gì thì được? Nếu phân chia ra thành nội dung chính thì sẽ là thu thập thông tin và tự phân tích.

Thu thập thông tin
◆Thời kì tìm việc:

Lịch trình tìm việc của năm 2017 (tốt nghiệp năm 2018), ngày thuyết trình của doanh nghiệp là ngày 1 tháng 3, và ngày phỏng vấn tuyển dụng sẽ là ngày 1 tháng 6. Hoạt động tìm việc của năm sau đó (tốt nghiệp năm 2019) sẽ được xem xét lại.

※Lịch trình tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp ở Nhật sẽ được quyết định bởi Liên đoàn doanh nghiệp kinh tế Nhật Bản.

※Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (gọi tắt là: Liên đoàn)

◆Sử dụng trung tâm hướng nghiệp của trường Đại học
◆Sử dụng mạng internet

◆Nghiên cứu các ngành

◆Nghiên cứu loại công việc

◆Nghiên cứu doanh nghiệp
Tự phân tích

・Tự phân tích là việc khó, nhưng đây là bước rất quan trọng. Hãy thử viết ra một cách khách quan và thành thật để không bị suy nghĩ quá nhiều.

◆Tính cách, điểm mạnh, điểm yếu

◆Các ví dụ và kinh nghiệm có thể hỗ trợ điểm mạnh, lý do/ kinh nghiệm có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh

◆Cảm nhận sở thích, kỹ năng đặc biệt, sự nhiệt tình

◆Điểm PR

 ・Thái độ tích cực, tư thế khiêm nhường

 ・Tại sao bạn lại chọn công ty này, tại sao công ty này phải chọn bạn?

◎Năng lực tiếng Nhật

Thư mời nhận việc
◆“Thư mời nhận việc”

Sau khi doanh nghiệp đã phỏng vấn người tìm việc, họ sẽ bày tỏ ý định tuyển dụng.

◆“Thông báo thư mời nhận việc”
◆“Từ chối thư mời nhận việc”

Nếu đã quyết định công ty mà mình muốn vào, thì sẽ phải từ chối các thư mời khác. Việc nên lưu ý ở đây là việc trước tiên hãy thể hiện thành ý cảm ơn với công ty mà mình đã nhận thư mời, rồi truyền đạt ý muốn từ chối một cách thành tâm để không bị thất lễ.

◎Khi nhận thư mời nếu quyết định đi làm thì sẽ đề nghị xin thay đổi tư cách lưu trú, nếu cần chuyển nhà hãy tìm nơi ở mới.

Thay đổi tư cách lưu trú
◆Để người mang quốc tịch nước ngoài làm việc ở Nhật Bản, thì sẽ cần Visa lao động.

Sau khi thư mời nhận việc đã được quyết định, hãy bắt đầu các thủ tục đăng ký thay đổi tư cách lưu trú.

Tham khảo trang “Đề nghị xin Visa” để biết thêm chi tiết.

◆Trường hợp lưu học sinh đã tốt nghiệp các trường Đại học, mà có nguyện vọng “tìm việc”

Trường hợp trước khi tốt nghiệp đã tìm việc rồi, nhưng chưa thể quyết định công việc ngay

Nhờ lấy được “hoạt động đặc biệt” tư cách lưu trú, bạn có thể gia hạn lâu nhất là 1 năm và được xác nhận lưu trú để tìm việc.

Tham khảo trang “Hoạt động đặc biệt 9” của Bộ Tư pháp để biết chi tiết.